LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ; Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 24/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình "Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước", nhằm chào mừng Hội nghị tổng kết công tác TĐKT Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn phối hợp với UBND các tỉnh trong Cụm thi đua tổ chức Triển lãm tài liệu lưu trữ: "Phong trào thi đua yêu nước Cụm 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc". Chương trình được thực hiện tại Khu Lưu niệm nơi Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với nhân dân và cán bộ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ngày 21/12/1961.
Chương trình triển lãm gồm các nội dung:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng và tổ chức phong trào thi đua yêu nước.
- Tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc.
- Công tác thi đua khen thưởng của các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc qua các thời kỳ.
Với trên 300 tài liệu, hình ảnh, câu trích được lựa chọn từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Ban TĐKT Trung ương và Trung tâm Lưu trữ lịch sử, Sở Nội vụ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và các tổ chức, cá nhân đưa ra trưng bày, giới thiệu khái quát về sự ra đời phong trào thi đua yêu nước và quá trình thi đua của các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc qua các thời kỳ.
Chương trình triển lãm góp phần ôn lại truyền thống dân tộc, lịch sử phong trào thi đua của các tỉnh, từ đó cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái ra sức thi đua xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh đồng thời đề cao hơn nữa tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của thi đua trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và thiết thực phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
BAN TỔ CHỨC
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ; Quyết định số 2194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình "Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước", nhằm chào mừng Hội nghị tổng kết công tác TĐKT Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn phối hợp với UBND các tỉnh trong Cụm thi đua tổ chức Triển lãm tài liệu lưu trữ: "Phong trào thi đua yêu nước Cụm 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc".. Chương trình được thực hiện tại Khu Lưu niệm nơi Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với nhân dân và cán bộ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ngày 21/12/1961.
Chương trình triển lãm gồm các nội dung:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng và tổ chức phong trào thi đua yêu nước
- Tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc
- Công tác thi đua khen thưởng của các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc qua các thời kỳ
Với trên 300 tài liệu, hình ảnh, câu trích được lựa chọn từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Ban TĐKT Trung ương và Trung tâm Lưu trữ lịch sử, Sở Nội vụ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và các tổ chức, cá nhân đưa ra trưng bày, giới thiệu khái quát về sự ra đời phong trào thi đua yêu nước và quá trình thi đua của các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc qua các thời kỳ.
Chương trình triển lãm góp phần ôn lại truyền thống dân tộc, lịch sử phong trào thi đua của các tỉnh, từ đó cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái ra sức thi đua xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh đồng thời đề cao hơn nữa tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của thi đua trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội và thiết thực phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
BAN TỔ CHỨC
Sắc lệnh số 49-SL ngày 15/5/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc đặt một giải thưởng tên là
Giải thưởng Hồ Chí Minh thưởng cho Ty Quân giới nào xuất sắc nhất về các phương diện:
Bảo tồn vật liệu, sản xuất, kỹ thuật và kỷ luật.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Sắc lệnh số 50-SL ngày 15/5/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc đặt hai loại Huy chương để thưởng cho quân đội
hoặc dân quân tự vệ lập được nhiều thành tích chiến đấu.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Biên bản họp HĐCP ngày 18/01/1948: Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị Bộ trưởng,
Ban Thường trực Quốc hội cấp giải thưởng bộ đội thi đua luyện quân lập chiến công.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới toàn thể Đồng bào yêu quý cả nước về việc tham gia phong trào "Thi đua yêu nước" năm 1948.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Lời kêu gọi Thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 1000 ngày kháng chiến, tháng 6/1948.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Bài phát thanh về phong trào "Thi đua ái quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1948.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Sắc lệnh số 195-SL ngày 01/6/1948 của Chủ tịch Chính phủ về việc thành lập Ban Vận động
Thi đua ái quốc Trung ương
gồm các đại biểu Chính phủ, Quốc hội và các đoàn thể nhân dân.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Sắc lệnh số 196-SL ngày 01/6/1948 của Chủ tịch Chính phủ về việc cử cán bộ vào Ban Vận động Thi đua ái quốc Trung ương.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Sắc lệnh số 207-SL ngày 20/8/1948 của Chủ tịch Chính phủ về việc cử ông Hoàng Đạo Thúy vào Ban Vận động Thi đua ái quốc Trung ương.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Thư và bản giải thích của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nông dân toàn quốc trong phong trào thi đua 1951 kèm bản giải thích thư của Bộ Canh nông.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các anh hùng chiến sĩ thi đua trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ Nhất năm 1952.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Sắc lệnh số 107-SL ngày 10/8/1952 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tặng danh hiệu Anh hùng thi
đua ái quốc cho 7 chiến sĩ thi đua.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Sắc lệnh số 108-SL ngày 10/8/1952 của Chủ tịch Chính phủ về việc thưởng Huân chương kháng chiến cho 24 chiến sĩ thi đua ái quốc (kèm theo bảng tóm tắt thành tích cho 24 anh hùng và chiến sĩ thi đua ái quốc).
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
"... Nay thành lập Ban Thi đua ở cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã".
Trích: Nghị định số 28-CP ngày 04/02/1964 của Phủ Thủ tướng về việc tổ chức Ban Thi đua các cấp.
Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với đoàn đại biểu anh hùng chiến sỹ thi đua chống Mỹ cứu nước được tuyên dương trong Đại hội lần thứ 4, tháng 12/1966.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Sau Đại hội liên hoan anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ II năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp, chụp ảnh lưu niệm với các anh hùng lao động và anh hùng quân đội
miền Nam tập kết.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đoàn đại biểu anh hùng chiến sĩ thi đua
khi Đoàn đến chào mừng Quốc hội, tháng 11/1953.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm.
"Để tỏ lòng thương tiếc vô hạn và biết ơn sâu sắc của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với Hồ Chủ Tịch kính mến... Bộ Chính trị Chỉ thị phải tổ chức và lãnh đạo tốt phong trào thi đua, yêu nước, đẩy mạnh hành động cách mạng của đảng viên và quần chúng". Trích: Thông tư số 1702-TĐ ngày 06/10/1969 của Ban Thi đua Trung ương về việc tổ chức Lãnh đạo thi đua trong đợt sinh hoạt chính trị "Học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ Tịch". Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Lệnh số 12-LCT ngày 10/01/1967 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc tặng thưởng Huân chương Lao động
cho phụ nữ 19 địa phương có nhiều thành tích trong phong trào Ba đảm đang năm 1967.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
"Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ đã chủ trương phát động trong toàn miền Bắc một phong trào lao động sản xuất để chống Mỹ cứu nước... Đây là cuộc vận động rất rộng lớn, rất quan trọng và cấp thiết, phải tập trung lực lượng làm thật tốt...". Trích: Thông tư số 54-TĐ ngày 15/01/1970 của Ban Thi đua Trung ương về việc tổ chức thi đua lao động sản xuất. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc…
Giao ước thi đua năm 1983 giữa 8 tỉnh, gồm: Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Quảng Ninh, ngày 01/4/1983 tại thị xã Hồng Gai, tỉnh Quảng Ninh.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Chỉ thị số 144-CT ngày 19/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa năm 1983 và 3 năm 1983 - 1985.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên.
Các đại biểu tham dự Hội nghị và ký kết giao ước thi đua 8 tỉnh miền núi phía Bắc, ngày 29/4/1987, tại tỉnh Lạng Sơn.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Thông báo số 17/TĐKTTW ngày 26/5/2005 của Hội đồng TĐKT Trung ương về việc cử Trưởng cụm, Phó Trưởng cụm các Cụm giao ước thi đua giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó Cụm Miền núi và Trung du Bắc bộ gồm 14 tỉnh.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Đăng ký giao ước thi đua năm 2005 của Chủ tịch UBND 14 tỉnh Miền núi và Trung du Bắc Bộ.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Hướng dẫn số 937/BTĐKTTW-VI ngày 30/6/2006 của Ban TĐKT Trung ương về hoạt động và bình xét thi đua của các Cụm thi đua các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và các Khối thi đua các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Trích: Thông báo số 25/TĐKTTW ngày 05/5/2006 của Hội đồng TĐKT Trung ương thông báo của Thường trực Hội đồng TĐKT Trung ương về việc chuẩn y và cử Trưởng cụm và Phó Trưởng cụm 9 cụm thi đua các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Các đại biểu bỏ phiếu suy tôn đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng, năm 2006 tại tỉnh Sơn La.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.
Nội dung ký kết giao ước thi đua năm 2007 của Chủ tịch UBND 7 tỉnh biên giới phía Bắc.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Kế hoạch số 66/KH-TĐKT ngày 21/8/2008 của Cụm thi đua 7 tỉnh biên giới phía Bắc
kiểm tra
chéo
và chấm điểm thi đua 2008.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Quyết định số 1925/QĐ-TĐKT ngày 17/9/2008 của Cụm thi đua 7 tỉnh biên giới phía Bắc về việc ban hành quy chế
hoạt động của Cụm thi đua 7 tỉnh biên giới phía Bắc.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Báo cáo số 935/BC-BTĐKT ngày 21/5/2009 của Ban Thi đua - khen thưởng Trung ương
kết quả 03 năm hoạt động Cụm thi đua.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, năm 2007 và 2009.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2010 tại tỉnh Điện Biên.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng.
Các đại biểu ký kết giao ước thi đua năm 2012 tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2011 tại tỉnh Cao Bằng.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng.
Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chụp ảnh lưu niệm với đại biểu 7 tỉnh tại Hội nghị sơ kết công tác thi đua,
khen thưởng năm 2014 tại tỉnh Điện Biên.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng.
Các đại biểu ký kết giao ước thi đua năm 2015 tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2014 tại tỉnh Hà Giang.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang.
Đồng chí Trần Thị Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua khen thưởng Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2015 tại tỉnh Lạng Sơn.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang.
Các đại biểu dự Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2015 tại tỉnh Điện Biên.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang.
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam dự và
chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2016 tại tỉnh Lạng Sơn.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Hội nghị sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2016 tại tỉnh Lào Cai.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang.
Các đồng chí Lãnh đạo UBND các tỉnh tham gia ký kết giao ước thi đua năm 2017 tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2016 tại tỉnh Lạng Sơn.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Các đồng chí Lãnh đạo UBND các tỉnh tham gia ký kết giao ước thi đua năm 2018 tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng năm 2017 tại tỉnh Lào Cai.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Các đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2018 thăm quan mô hình nhà máy Chè Tam Đường tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2018 tại tỉnh Cao Bằng.
Nguồn: Báo Cao Bằng.
KẾT QUẢ KHEN THƯỞNG NĂM 2018 CỦA CỤM THI ĐUA 7 TỈNH MIỀN NÚI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (%)
Các đồng chí Lãnh đạo UBND Cụm 7 tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2019 tại tỉnh Cao Bằng.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên - đơn vị Cụm trưởng và Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn -
đơn vị Phó Cụm trưởng đồng điều hành Hội nghị sơ kết phong trào thi
đua, công tác khen thưởng 6 tháng đầu năm 2022 tại tỉnh Lạng Sơn.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Điển hình tiên tiến của các tỉnh tham gia giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị
tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 tại tỉnh Điện Biên.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai.
Thành viên Hội đồng TĐKT các tỉnh trong Cụm ký kết giao ước thi đua năm 2023 tại
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 tại tỉnh Điện Biên.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Phát động thi đua năm 2023 của Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Bảng tổng hợp Trưởng cụm, Phó Trưởng cụm Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc từ năm 2005 - 2023 (19 năm).
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Hội nghị sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023 tại tỉnh Lào Cai.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác
thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2023.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai nhận bàn giao nhiệm vụ Trưởng cụm, Phó Trưởng cụm năm 2016.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang.
Lạng Sơn
thi đua làm theo lời Bác
Thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã hăng hái thi đua, lập nhiều thành tích đóng góp cho quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chống quân xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ghi nhận những thành quả đã đạt được trong 75 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý…
Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Lạng Sơn chụp ảnh lưu niệm năm 1948 - 1949 tại Kéo Coong, Bình Gia.
Nguồn: Vũ Bách.
Công văn số 540 VP ngày 20/4/1948 của Ban Vận động thi đua ái quốc huyện Bằng Mạc về việc đề nghị Ban Vận động thi đua ái quốc tỉnh gửi giấy tặng khen ông Lương Văn Niên ở xã
Thượng Cường đặt giải thưởng 500đ giao cho bộ đội V.Q.D Lạng Sơn hăng hái giết được nhiều giặc nhất.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
"… Hội Liên hiệp phụ nữ Lạng Sơn treo 2 giải thưởng: 1) 200đ cho huyện nào sau 6 tháng nhiều phụ nữ biết chữ nhất. 2) 200đ cho xã nào sau 6 tháng thanh toán xong nạn mù chữ…". Trích: Công văn số 120-TD ngày 06/10/1948 của Ban Vận động thi đua ái quốc tỉnh Lạng Sơn về việc đề nghị ông Trưởng Ty thông tin cho đăng báo các giải thưởng thi đua. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Đồng chí Bế Chấn Hưng với các chiến sỹ, lão thành cách mạng hoạt động bí mật năm 1950.
Nguồn: Vũ Bách.
"Để tiếp tục đà thi đua đầu năm 1950 và để chuyển mạnh sang tổng phản công, Chính phủ quyết định mở khóa thi đua thứ 2 gọi là "Khóa thi đua chuyển mạnh sang tổng phản công", thời gian từ ngày 19.5.1950 và sẽ kết thúc vào ngày 19.12.1950, hướng chính cuộc thi đua tổng động viên nhân lực, vật lực cho tiền tuyến …". Trích: Chỉ thị số 735-P3 ngày 16/5/1950 của Phòng 3 Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Lạng Sơn về phát động Khóa thi đua chuyển mạnh sang tổng phản công. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Quyết định số 1385 TC/CB, ngày 13/11/1954 của Ủy ban hành chính Liên Khu Việt Bắc tặng
thưởng Huy hiệu kháng chiến cho các cán bộ, công nhân viên thuộc các ngành Dân, Chính,
Đảng của tỉnh Lạng Sơn vào dịp kỷ niệm ngày 02/9/1954.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với nhân dân và cán bộ huyện Tràng Định, ngày 21/12/1961.
Nguồn: Phan Cầu sưu tầm.
"…Tổ Giáo viên cấp 2, Trường Phổ thông lao động tỉnh Lạng Sơn; Tổ Giáo viên Trường Cấp 2 Lũng Vài, huyện Văn Lãng được công nhận là Tổ Lao động XHCN trong năm học 1964 - 1965...". Trích: Quyết định số 34/TD ngày 15/01/1966 của Ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn về việc công nhận các Tổ và Đội Lao động XHCN ngành giáo dục niên khóa 1964 - 1965. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Phụ nữ huyện Văn Lãng hưởng ứng phong trào "Ba đảm đang".
Nguồn: Vũ Bách.
Lạng Sơn "Cảng nổi" tiếp nhận sự chi viện của bạn bè Quốc tế tới Việt Nam những năm tháng chống Mỹ cứu nước 1965-1973.
Nguồn: Vũ Bách.
Quyết định số 21/QĐ/TĐ ngày 25/01/1973 của Ủy ban hành chính tỉnh
Lạng Sơn Nay tặng bằng khen của UBHC tỉnh Lạng Sơn cho các đơn vị
thuộc Ty Lương thực đã khắc phục mọi khó khăn thi đua hoàn thành
vượt mức KHNN năm 1972 góp phần phục vụ tốt công tác chiến đấu, sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
"…Nay tặng cờ thưởng luân lưu năm 1974 của UBHC Khu tự trị Việt Bắc cho đơn vị Công an nhân dân vũ trang Lạng Sơn đã liên tục phát huy thành tích Vì phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc…". Trích: Quyết định số 075 QĐ/TĐ ngày 01/3/1975 của Ủy ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Quyết định số 075 QĐ/TĐ ngày 01/3/1975 của Ủy ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đổi mới và phát triển
Nhân dân thị xã Lạng Sơn mít tinh chào mừng thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976.
Nguồn: Vũ Bách.
Các chiến sĩ đồn Biên phòng Hữu Nghị nhận thư động viên của nhân dân từ các địa phương
tháng 3/1979.
Nguồn: Vũ Bách.
"…Nay tặng thưởng bảng gia đình vẻ vang cho 355 gia đình có từ 1 đến 2 con tòng quân chống Mỹ cứu nước…". Trích: Quyết định số 240 UB/QĐ-KT ngày 02/8/1980 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc khen thưởng gia đình quân nhân chống Mỹ cứu nước. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Tiếp nhận hàng viện trợ của các tỉnh dành cho biên giới Lạng Sơn năm 1982.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
"Phong trào thi đua năm 1986 "đã lựa chọn được 131 cá nhân và tập thể xứng đáng được UBND tỉnh cấp bằng khen, đồng thời UBND tỉnh cũng đã cấp 145 giấy khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xứng đáng…". Trích: Báo cáo số 101 BC/TĐ ngày 13/12/1986 của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lạng Sơn tổng kết công tác khen thưởng 1986. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Báo cáo số 101 BC/TĐ ngày 13/12/1986 của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lạng Sơn tổng kết công tác khen thưởng 1986.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
"Các cá nhân, tập thể được khen thưởng: Đồng chí Lương Văn Toọc, Bí thư Đảng uỷ xã Cao Lâu; đồng chí Mã Văn Hoa, Chủ tịch UBND xã Cao Lâu; chiến sĩ Nguyễn Phú Minh, chiến sĩ Lê Văn Khiêm, chiến sĩ Phạm Văn Bằng, Đồn Biên phòng Ba Sơn; ông Lương Văn Cò, cán bộ hưu trí xã Cao Lâu; ông Hoàng Văn Lợi, nhân dân xã Cao Lâu". Trích: Quyết định số 30 UB/KT ngày 25/01/1994 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc khen thưởng thành tích bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ I năm 2000.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
"Toàn thể Đại hội nguyện tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và những thành tích đã đạt được để quyết tâm bằng mọi biện pháp, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Lạng Sơn lên một tầm cao mới".
Quyết tâm thư ngày 11/10/2000 của Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn 10 năm đổi mới (1991-2000).
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ II năm 2005.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ III năm 2010.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2015.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Đoàn công tác của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương kiểm tra công tác thi đua,
khen thưởng tại tỉnh Lạng Sơn năm 2019.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn.
Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ V năm 2020 (tại Đại hội có 320 đại biểu dự; 39 tập thể,
26 cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn…).
Nguồn: Trang thông tin điện tử Thi đua khen thưởng tỉnh Lạng Sơn.
Lãnh đạo Tỉnh ủy, Lãnh đạo UBND tỉnh vinh danh "Công dân Lạng Sơn ưu tú"
lần thứ Nhất năm 2021 cho 05 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu.
Nguồn: Trang thông tin điện tử Thi đua khen thưởng tỉnh Lạng Sơn.
Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể có nhiều thành tích xuất sắc
trong phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh, năm 2023.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn.
Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Đoàn Thị Hậu,
Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trao cúp và chứng nhận cho các doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn lần thứ Tư năm 2023.
Nguồn: Báo Lạng Sơn.
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TỈNH LẠNG SƠN ĐÓN NHẬN CÁC DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRAO TẶNG.
Các phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Lạng Sơn được triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, chính quyền và Nhân dân các dân tộc nơi đây đã đạt nhiều thành tích thi đua, xứng đáng nhận những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước. Đó là nguồn cổ vũ, động viên Nhân dân thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tặng Quân và Dân tỉnh Lạng Sơn vì đã lập được chiến
công vẻ vang và đạt nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, năm 1967.
Nguồn: UBND tỉnh Lạng Sơn.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Quân và Dân tỉnh Lạng Sơn
vì đã lập được thành tích xuất sắc trong kháng chiến và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, năm 1979.
Nguồn: UBND tỉnh Lạng Sơn.
Hội đồng Nhà nước, nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Sao vàng cho Nhân dân các dân tộc,
cán bộ chiến sĩ tỉnh Lạng Sơn vì đã có công lao và thành tích to lớn trong 40 năm đấu tranh
cách mạng chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, năm 1985.
Nguồn: UBND tỉnh Lạng Sơn.
Đồng chí Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Chính phủ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân cho Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có thành tích đặc
biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 2002.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lạng Sơn.
Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng trao tặng
Huân chương Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn vì đã
có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng
và của dân tộc, năm 2011.
Nguồn: UBND tỉnh Lạng Sơn.
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất vì đã
có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc, năm 2021.
Nguồn: Báo Lạng Sơn.
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen cho cán bộ và Nhân dân tỉnh Lạng Sơn
vì đã có thành tích trong công tác chuẩn bị và tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh
Triều Tiên – Hoa Kỳ lần thứ 2 và đón Chủ tịch Triều Tiên, Tổng thống Hoa Kỳ năm 2019.
Nguồn: UBND tỉnh Lạng Sơn.
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen cho tỉnh Lạng Sơn vì đã có thành tích
trong công tác năm 2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn: UBND tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng
thi đua làm theo lời Bác
Cao Bằng là tỉnh miền núi vùng cao biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là nơi đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa cách mạng của cả nước. Trải qua 75 năm thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã ra sức hăng hái thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc, có nhiều công lao, đóng góp trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
"…Nhân dân và các cơ quan chính quyền chuyên môn cũng như đoàn thể tỉnh Cao Bằng đã có ý thức thi đua ái quốc, nhất là 2 năm vừa qua trong các chiến dịch: Lê Hồng Phong, tà vẹt, làm đường…". Trích: Báo cáo số 438-KTTC ngày 14/6/1952 của UBKCHC tỉnh Cao Bằng về tổng kết thi đua đợt đầu năm 1952 của các Ngành, các Giới tỉnh Cao Bằng. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.
Nghị định số 33-NĐ ngày 24/12/1960 của UBHC tỉnh Cao Bằng về Bằng Tổ quốc ghi công (cho 01 tập thể và 16 cá nhân).
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Nhân dân Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, ngày 20/02/1961.
Nguồn: Tư liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng.
"Thực hiện lời dạy của Người, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng hàng năm đã trồng được đáng kể những diện tích rừng tập trung và trồng cây phân tán, đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi sinh…". Trích: Chỉ thị số 02 UB/CT ngày 10/01/1990 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc đẩy mạnh phong trào trồng cây gây rừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.
Chỉ thị số 17 CT.UB ngày 30/3/1995 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng năm 1995.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.
Kế hoạch số 194/TĐKT-UB ngày 01/4/2003 của UBND tỉnh Cao Bằng về tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW
của Bộ Chính trị về đổi mới công tác Thi đua - Khen thưởng trong giai đoạn mới và biểu dương điển hình, tiên tiến 3 năm 2000 - 2002.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.
Lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cao Bằng về việc hưởng ứng thi đua
100 ngày đêm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2005
và kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) lập thành tích chào mừng 55 năm ngày giải phóng
Cao Bằng, chào mừng Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VII và Đại hội Đảng các cấp.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.
Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Cao Bằng lần thứ III (giai đoạn 2010 – 2015), năm 2010.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng.
UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua "Cao Bằng chung sức xây dựng nông thôn mới" năm 2011.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng.
"… thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, địa phương theo tinh thần "Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm". Trích: Kế hoạch số 1203/KH-UBND ngày 20/5/2013 của UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến và kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013). Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng.
Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng Huân chương
Lao động hạng Ba cho các cá nhân tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Cao Bằng lần thứ IV (giai đoạn 2015 - 2020), năm 2015.
Nguồn: Báo Cao Bằng.
Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 09/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao tặng Huy hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Cao Bằng" cho các cá nhân có nhiều
đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Cao Bằng, ngày 03/10/2019.
Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng.
Kế hoạch số 1757/KH-UBND ngày 27/5/2019 của UBND tỉnh Cao Bằng Phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm
520 năm thành lập tỉnh Cao Bằng (1499 - 2019) và 69 năm Ngày giải phóng Cao Bằng (03/10/1950 - 03/10/2019).
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng.
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng.
Hội đồng Nhà nước, nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Sao vàng cho tỉnh Cao Bằng vì
đã có công lao và thành tích to lớn trong 40 năm đấu tranh cách mạng, chiến đấu chống ngoại
xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, năm 1985.
Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho
Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Cao Bằng vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc
trong kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 2000.
Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Nhân dân và cán bộ tỉnh
Cao Bằng vì đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách
mạng của Đảng và của dân tộc, năm 2009.
Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Nhân dân và cán bộ
tỉnh Cao Bằng vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, năm 2019.
Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng.
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen cho tỉnh Cao Bằng vì đã có thành
tích trong tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, năm 2015.
Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng.
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen cho tỉnh Cao Bằng vì đã có
thành tích trong công tác năm 2017, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng.
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen cho UBND tỉnh Cao Bằng vì đã có
thành tích trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương giai đoạn 2008 - 2018, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng.
Anh hùng La Văn Cầu
Anh hùng La Văn Cầu sinh tại làng Hưng Định, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, thành phần dân tộc là người Thổ. Tiêu biểu cho tinh thần hy sinh vô điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, anh đã góp phần quan trọng trong thắng lợi lớn ở chiến dịch Biên giới và đã gây dựng một truyền thống anh dũng, thuần khiết cho các tổ bộc phá và các tổ xung kích trong quân đội nhân dân Việt Nam. Nêu cao ngọn cờ đầu tiên của phong trào thi đua giết giặc lập công và chiểu theo sự bầu của các chiến sĩ thi đua tại Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu, La Văn Cầu được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng Quân đội và Huân chương kháng chiến hạng Nhất.
Đại tá, Anh hùng LLVTND La Văn Cầu trong một bức ảnh lúc trẻ.
Đồn Biên phòng Đàm Thủy Đơn vị nòng cốt của tỉnh Cao Bằng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Với tinh thần chủ động, tích cực tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới", Đồn Biên phòng Đàm Thủy luôn đẩy mạnh tuyên truyền phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, các cấp, các ngành tham gia cùng lực lượng bộ đội biên phòng quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Đồn Biên phòng Đàm Thủy đã được các cấp, ngành khen thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất và Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2020; "Đơn vị Quyết thắng" năm 2019, 2020, 2021, 2023 và nhiều Bằng khen của Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đồn Biên phòng Đàm Thủy – Đơn vị nòng cốt của tỉnh Cao Bằng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng là ngôi trường duy nhất trong tỉnh dành cho con em các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Trường không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng các em. Với 100% học sinh là con em dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức không đồng đều, cơ sở vật chất còn rất nhiều thiếu thốn nhưng thầy và trò nhà trường quyết tâm vượt khó, vươn lên, phát huy những thành tích đã đạt được, đổi mới trong công tác giảng dạy xứng đáng là địa chỉ đỏ của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh nhà. Trường được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh (năm học 2020 – 2021), Cờ thi đua của Chính phủ và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì (năm học 2021 – 2022).
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng.
Ông Lăng Văn Thượng
Bí thư Đoàn Thanh niên CSHCM Công ty Cổ phần Mía đường Cao Bằng.
Ông Lăng Văn Thượng là Bí thư Đoàn Thanh niên CSHCM Công ty Cổ phần Mía đường Cao Bằng, một kỹ thuật viên trẻ năng động, sáng tạo, có nhiều sáng kiến, giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình lao động, sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Năm 2018, ông đạt giải Ba Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh lần thứ VI. Năm 2020, có sáng kiến "Gia công chế tạo giá đỡ chặt mía kiểu xếp - gấp", giải pháp đem lại lợi nhuận cho Công ty gần 66,5 tỷ đồng. Với những thành tích đạt được, ông Lăng Văn Thượng đã được các cấp, ngành biểu dương khen thưởng như: danh hiệu "Người thợ trẻ giỏi toàn quốc"; Bằng khen "Công dân trẻ tiêu biểu" của Chủ tịch UBND tỉnh tặng năm 2020; giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh năm 2023; đại biểu tham dự Đại hội "Thanh niên tiên tiến toàn quốc làm theo lời Bác" lần thứ VII.
Ông Lăng Văn Thượng – Người Bí thư Đoàn năng động.
Ông Nông Văn Nghiêm Xóm Đồng Tiến, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Hưởng ứng các phong trào thi đua do địa phương phát động, từ năm 2010, ông Nghiêm đầu tư chăn nuôi trâu bò, lợn và trồng cây ăn quả. Ông luôn tìm hiểu và áp dụng khoa học kĩ thuật để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, luôn đoàn kết, hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế. Ông được các cấp, ngành ghi nhận các kết quả thi đua: 10 năm liên tục đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở, 07 năm liên tục đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, tỉnh. Ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương năm 2022, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong các Phong trào thi đua yêu nước năm 2023.
Ông Nông Văn Nghiêm – Tấm gương thi đua bền bỉ.
Ông Nông Văn Hoàn Trưởng xóm Lũng Tiến, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của Trưởng xóm, tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người đứng đầu cộng đồng dân cư. Ông Hoàn mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào nuôi tằm. Năm 2016 cùng với tập thể lãnh đạo xóm vận động nhân dân từ trồng lúa chuyển sang trồng dâu, nuôi tằm. Năm 2018, hỗ trợ 100 hộ nghèo về kỹ thuật và cung ứng cây, giống. Năm 2019, thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp 118. Tổng thu nhập của gia đình (đã trừ chi phí) đạt 400 triệu đồng/năm. Đến năm 2022, trong xóm có 37/74 hộ trồng dâu nuôi tằm, tạo việc làm cho người địa phương, thu nhập bình quân 100 đến 150 triệu đồng/năm/hộ. Với thành tích đạt được, ông đã được các cấp khen thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Nông Văn Hoàn, Trưởng xóm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Sơn La
thi đua làm theo lời Bác
Thấm nhuần tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện lời dạy của Người, nhân dân Sơn La đã hăng hái thi đua và đạt được nhiều thành tích quan trọng, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Ghi nhận những thành quả đạt được, tỉnh Sơn La đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Sao vàng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân... Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, nhiều tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý...
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với đồng bào, cán bộ, bộ đội, công nhân nông trường Mộc Châu, ngày 8/5/1959.
Nguồn: Báo Sơn La.
"Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước. Các sở, ngành, UBHC các châu cần chấp hành chỉ thị này để hoàn thành tốt công tác khen thưởng tổng kết kháng chiến của Chính phủ…" . Trích: Chỉ thị số 10/CT ngày 13/3/1961 của UBHC Khu tự trị Thái Mèo tiến hành công tác khen thưởng tổng kết kháng chiến. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
Thông báo số 006TB/SL ngày 13/5/1963 của BCH lâm thời
tỉnh Sơn La về việc thực hiện cuộc vận động chính trị "Tây Nguyên - Sơn La quật khởi".
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
Quân và Dân Quân khu Tây Bắc nhận Cờ thưởng luân lưu của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1965.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La.
Công văn số 1059/VP ngày 02/12/1967 của UBHC tỉnh
Sơn La về việc khen thưởng nhân dân xã Chiềng Yên bắn rơi máy bay ngày 06/01/1967.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
Anh hùng lao động ngành giao thông vận tải Nguyễn Thị Mỵ (ngoài cùng bên phải) và các đại biểu
dự Đại hội thi đua 1000 ngày chống Mỹ tại bản Sàng, Mai Sơn, Sơn La năm 1968.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La.
Anh hùng Lao động Bàn Văn Mình cùng các đại biểu chiến sỹ thi đua khai hoang huyện Sông Mã dự
Đại hội thi đua 1000 ngày chống Mỹ tại bản Sàng, Mai Sơn, Sơn La năm 1968.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La.
"…dốc được toàn lực hoàn thành xuất sắc nhất nhiệm vụ của mình trên bất kỳ công tác nào làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn…". Trích: Kế hoạch năm 1968 của UBHC tỉnh Sơn La thực hiện đợt II chiến dịch "Mùa Xuân lập công thực hiện lời Bác". Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
Chỉ thị số 12/CT-UB ngày 06/8/1969 của UBHC tỉnh Sơn La về việc
"Tổng kết phong trào thi đua, khen thưởng 4 năm chống Mỹ, cứu nước và mở Đại hội thi đua các cấp".
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
"…Thắng lợi của phong trào thi đua 4 năm chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của đường lối sáng suốt, phương châm đúng đắn của Trung ương Đảng được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn … nhân dân các dân tộc trong tỉnh với truyền thống yêu nước nồng nàn nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, vượt qua mọi khó khăn gian khổ anh dũng sản xuất và chiến đấu …". Trích: Chỉ thị số 04/CTTĐ ngày 14/01/1970 của UBHC tỉnh Sơn La phát huy thắng lợi phong trào thi đua 4 năm chống Mỹ, cứu nước phát động cao trào thi đua "Quyết thắng đầu xuân, lập công dâng Đảng". Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
Chỉ thị số 5/CT-UB ngày 22/6/1978 của UBHC tỉnh Sơn La về việc phát động chiến dịch "Ánh sáng văn hóa 02 năm 1978 - 1979"
nhằm hoàn thành xóa nạn mù chữ và phát triển các trường lớp bổ túc văn hóa vừa làm vừa học đối với cán bộ,
thanh niên và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
"… phong trào thi đua xây dựng "Ao cá Bác Hồ" đến với nhân dân các dân tộc Sơn La với tất cả tấm lòng thành kính và nồng nhiệt, 12 dân tộc trong tỉnh đón đàn cá từ "Ao cá Bác Hồ" bằng niềm sung sướng tự hào và nỗi lòng tôn kính đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu". Trích: Báo cáo số 133-BC/UB ngày 07/3/1980 của UBND tỉnh Sơn La sơ kết phong trào thi đua xây dựng "Ao cá Bác Hồ". Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
Chỉ thị số 08-UB/CT ngày 02/7/1981 của UBND tỉnh Sơn La về phát động đợt thi đua
"Cả tỉnh ra quân đồng khởi thi đua chào mừng Đại hội lần thứ V của Đảng".
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
"Các tập thể được khen thưởng: Đường dây tải điện; Trường THCS Tô Hiệu; Phòng cháy chữa cháy; Khoa Sản, Bệnh viện tỉnh; Nhà máy Xi măng Chiềng Pấc, Thuận Châu; Hội đồng nghiệm thu". Trích: Quyết định số 33-UB-QĐ ngày 19/01/1988 của UBND tỉnh Sơn La về việc thưởng hoàn thành kế hoạch xây lắp một số công trình trọng điểm trong tỉnh Sơn La. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Sơn La lần thứ I năm 2000.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.
Quyết định số 2156/QĐ-UB ngày 10/9/2001 của UBND tỉnh Sơn La về việc khen thưởng thành
tích chỉ đạo, thực hiện di dân tái định cư vùng chuyển dân Sông Đà - 25 năm (1976-2001).
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Sơn La.
Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Sơn La lần thứ III được tổ chức vào ngày 25/8/2010 với 330 đại biểu, trong đó có 109
đại biểu là người dân tộc thiểu số; 6 đại biểu là AHLLVT và AHLĐ thời kỳ đổi mới; 30 tập thể điển hình; 35 chiến sỹ
thi đua cấp toàn quốc và cấp tỉnh …
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.
Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2015 với 252 đại biểu đại diện cho các tập thể,
cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh.
Nguồn: Báo Sơn La.
Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 28/10/2015 UBND tỉnh Sơn La tổ chức thực hiện phong trào
thi đua "Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016-2020.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.
Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Sơn La lần thứ V năm 2020 và kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Sơn La với sự tham
dự của 357 đại biểu ưu tú đại diện các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong toàn tỉnh.
Nguồn: Báo Sơn La.
Hội đồng TĐKT tỉnh Sơn La phát động phong trào thi đua "Toàn dân tham gia phòng, chống ma túy"
giai đoạn 2023 - 2025. Tại Hội nghị đã ký cam kết giao ước thi đua việc chuyển hóa, xây dựng xã phường, thị trấn không có ma túy.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.
Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc
(11/6/1948 - 11/6/2023). Dự Hội nghị có 160 điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Có 17 tập thể, 44 cá nhân được tặng
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021-2023.
Nguồn: Trang thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Sơn La.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Khu tự trị Thái - Mèo ngày 07/5/1959 tại huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La nhân dịp kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 4 năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La.
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Nhân dân và cán bộ Khu Tự trị Tây Bắc, năm 1976.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Thập gắn Huy hiệu lên lá Cờ quyết thắng tại
Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân tỉnh Sơn La năm 1978.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La.
Hội đồng Nhà nước, nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Sao vàng cho Nhân dân các dân
tộc, cán bộ chiến sĩ tỉnh Sơn La vì đã có công lao và thành tích to lớn trong 40 năm đấu tranh cách
mạng, chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, năm 1985.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La.
Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đón nhận Huân chương
Hồ Chí Minh tại Lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Sơn La năm 2015.
Nguồn: Báo Sơn La.
Hợp tác xã Mé Lếch Gương điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh.
Với mục đích liên kết đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năm 2018, 20 hộ dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn đã góp vốn, góp đất, thành lập Hợp tác xã Mé Lếch và chọn cây na làm cây trồng chủ lực giúp nông dân xóa đói nghèo. Sau 6 năm thành lập, HTX Mé Lếch là HTX điển hình trong sản xuất kinh doanh, áp dụng kỹ thuật chăm sóc vườn na theo quy chuẩn VietGAP, tạo sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, HTX có 180 ha cây ăn quả các loại, trong đó, 150 ha na địa phương, na hoàng hậu và na sầu riêng. Năm 2022, HTX tiêu thụ hơn 300 tấn na, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động. Với hướng đi đúng, HTX Mé Lếch tiếp tục có những bứt phá trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ghi nhận những thành tích đạt được HTX Mé Lếch vinh dự được UBND tỉnh tặng Bằng khen năm 2022.
Thành viên HTX Mé Lếch chăm sóc na sầu riêng.
Em Bùi Anh Đức Tấm gương học sinh vượt khó, học giỏi.
Em Bùi Anh Đức sinh năm 2005, ở xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố mẹ em đều mang trọng bệnh. Nhiều năm qua, thu nhập của gia đình chủ yếu trông vào lương công nhân ít ỏi của bố và lương giáo viên của mẹ, cùng việc nuôi ong. Từ khi học tiểu học, Anh Đức đã sống xa bố mẹ để ở với ông bà ngoại tại trung tâm huyện để có điều kiện học tập hơn. Suốt 12 năm học, Anh Đức luôn đạt học sinh giỏi, giành 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng quốc gia các cuộc thi Toán, Tiếng Anh qua mạng; giải Nhất cấp tỉnh và giải Ba, giải khuyến khích học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp quốc gia năm học 2021-2022. Là học sinh đầu tiên của tỉnh Sơn La đạt giải Ba cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2022. Được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021-2023.
Em Bùi Anh Đức nhận giải Nhất cuộc thi quý III, Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 22 năm 2022.
Vận động viên Quàng Thị Thu Nghĩa
Cô gái Vàng của thể thao Sơn La.
Sinh ra và lớn lên tại Bản Tô Pang, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, năm 2013, khi vừa tròn 13 tuổi, Quàng Thị Thu Nghĩa được tuyển chọn vào đội tuyển Pencak Silat em đã phải xa gia đình để tham gia tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh. Năm 2015, Quàng Thị Thu Nghĩa được Tổng cục TDTT phong đẳng Cấp I và Kiện tướng quốc gia. Từ năm 2015 đến nay đạt được 16 Huy chương vàng các giải toàn quốc và đạt 08 Huy chương vàng các giải quốc tế. Những thành tích đó đóng góp vào sự thành công của Đoàn Thể thao Việt Nam, mang vinh quang về cho Tổ quốc và tỉnh nhà. Vận động viên Quàng Thị Thu Nghĩa đã vinh dự được tặng 04 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Vận động viên Quàng Thị Thu Nghĩa giành Huy chương Vàng môn Pencak silat tại SEA GAMES 32 (Nguồn: Báo Sơn La).
Mộc Châu "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới".
Mộc Châu là huyện có nhiều cảnh quan đẹp thu hút du khách trong và ngoài nước. Huyện đã có 08 Di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và có 04 Bản du lịch cộng đồng. Năm 2022, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu giành hạng mục giải thưởng "Điểm đến thiên nhiên hàng đầu Việt Nam", "Điểm đến Thiên nhiên hàng đầu Khu vực Châu Á" và "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới". Năm 2023, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đạt giải thưởng với các hạng mục: Điểm đến Thiên nhiên Hàng đầu Việt Nam và Điểm đến Thiên nhiên Khu vực Hàng đầu Châu Á. Đó là động lực để Mộc Châu tiếp tục nỗ lực phấn đấu đưa du lịch ngày càng phát triển, khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới. Ghi nhận những thành tích đạt được UBND tỉnh tặng thưởng 02 Bằng khen cho nhân dân và cán bộ huyện Mộc Châu.
Những đồi chè trên cao nguyên Mộc Châu.
Điện Biên
thi đua làm theo lời Bác
Điện Biên là địa phương giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, là địa danh nổi tiếng với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay Đống Đa trong thế kỷ XX". Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, tỉnh Điện Biên cùng với cả nước tập trung nguồn lực tiến hành công cuộc đổi mới đạt nhiều thành tựu.
Mở đường vào Điện Biên Phủ.
Nguồn: Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Xe đạp thồ vận chuyển lương thực vào mặt trận chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nguồn: Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với một đơn vị bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Nguồn: TTXVN.
Chiều ngày 07/5/1954 lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries,
đánh dấu thời khắc chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Nguồn: Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Sau ngày chiến thắng, nhân dân Điện Biên gồng gánh trở về xây dựng bản làng, tháng 5/1954.
Nguồn: Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Chỉ thị số 1 CT/UB ngày 13/02/1966 của UBHC tỉnh Lai Châu về việc Phát động phong trào
thi đua "Hai năm thủy lợi thời chiến 1966 - 1967".
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử Điện Biên Phủ.
Chỉ thị số 33/CT ngày 24/10/1966 của UBHC tỉnh Lai Châu về việc tổ chức đợt thi đua
"Thu hoạch tốt vụ mùa đẩy mạnh Đông - Xuân quyết tâm chống Mỹ xâm lược".
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử Điện Biên Phủ.
Công văn số 432/TĐ ngày 10/10/1967 của UBHC tỉnh Lai Châu về việc tổ chức thi đua Lai Châu - Kông Tum
Đông Xuân thắng Mỹ lập nhiều thành tích kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga. Nhiệt liệt hoan nghênh ủng hộ
Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và dâng quà Lai Châu - Hà Nội kết nghĩa.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử Điện Biên Phủ.
Chỉ thị số 13/CT ngày 3/6/1969 của UBHC tỉnh Lai Châu về việc Tổng kết phong trào thi
đua 4 năm chống Mỹ cứu nước tiến tới Đại hội chiến sĩ thi đua và anh hùng toàn tỉnh lần thứ III.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử Điện Biên Phủ.
Chỉ thị số 07 CT/TU ngày 26/11/1970 của Tỉnh ủy Lai Châu về Phát động đợt thi đua
vì miền Nam ruột thịt hoàn thành toàn diện và vượt mức nhiệm vụ năm 1970.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử Điện Biên Phủ.
Lệnh số 189 LCT ngày 21/12/1979 của Chủ tịch nước về việc thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho quân
và dân tỉnh Lai Châu đã lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử Điện Biên Phủ.
Quyết nghị số 484 KT/HĐNN7 ngày
5/5/1984 của Hội đồng Nhà nước về việc
tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng
Nhất cho nhân dân các dân tộc và cán bộ
tỉnh Lai Châu trong 30 năm qua, kể từ
ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ,
đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn
thành mọi nhiệm vụ ở địa phương.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên.
Trong 02 năm 1988-1989, Hội đồng Nhà nước quyết định tặng thưởng cho 115 cán bộ, nhân viên, chiến sỹ và Nhân dân thuộc tỉnh Lai Châu 18 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 36 Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, 61 Huân chương Kháng chiến hạng Ba do đã có thành tích tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
"… Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, UBND tỉnh kêu gọi cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh hãy hăng hái thi đua, bằng những việc làm cụ thể để thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh năm 1993 - 1994, thiết thực kỷ niệm 40 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ". Trích: Công văn số 130/UB-TĐ ngày 28/4/1993 của UBND tỉnh Lai Châu về Phát động phong trào thi đua kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên.
Công văn số 130/UB-TĐ ngày 28/4/1993 của UBND tỉnh Lai Châu về phát động phong
trào thi đua kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên.
Kế hoạch số 298/UBND-TĐKT ngày 27/3/2008 của UBND tỉnh Điện Biên về tổ
chức thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kỷ
niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc
(11/6/1948 - 11/6/2008).
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên.
Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành Kế hoạch tổ
chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên.
Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Điện Biên lần thứ IV (2015 - 2020), năm 2015.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Điện Biên.
Kế hoạch số 3637/KH-UBND ngày 19/10/2015 của UBND tỉnh Điện Biên về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước,
phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015- 2020.
Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên.
Đại Hội Thi đua yêu nước tỉnh Điện Biên lần thứ V (2020 - 2025), năm 2020.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Điện Biên.
Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 10/01/2020 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2020.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Nhân dân và cán bộ
tỉnh Điện Biên vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc năm 2014.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền
và Nhân dân tỉnh Điện Biên vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác di dân, tái định cư dự án thủy
điện Sơn La, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, năm 2016.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên.
Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội thừa ủy quyền
của Chủ tịch nước trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho tỉnh Điện Biên tại Lễ kỷ niệm 110 năm
ngày thành lập tỉnh, 70 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh, tháng 05/2019.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen cho tỉnh Điện Biên vì đã có thành
tích trong công tác năm 2020, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 2021.
Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen cho Nhân dân và cán bộ tỉnh Điện Biên
vì đã có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2021.
Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen cho tỉnh Điện Biên vì đã có thành
tích trong công tác năm 2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 2022.
Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên.
Ông Phạm Xuân Cường Phó Trưởng phòng Phòng Đào tạo, nghiên cứu Khoa học Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên.
Ông Phạm Xuân Cường sinh năm 1982. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên, ông đến nhận công tác tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. Trong quá trình công tác ông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, có nhiều sáng tạo, đề xuất nhiều biện pháp đổi mới, tiêu biểu là sáng kiến "Nghiên cứu, thiết kế hệ thống phun thuốc trừ sâu không gây độc môi trường không khí". Với những hiệu quả tích cực của sáng kiến đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2018 và Chủ tịch UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận sáng kiến năm 2018 và đề nghị đánh giá phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc năm học 2019 - 2020; UBND tỉnh công nhận danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh" năm 2015, 2018; được các cấp tặng 09 Bằng khen, được tặng thưởng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc" năm học 2022 - 2023.
Ông Phạm Xuân Cường – Người cán bộ hăng say nghiên cứu khoa học.
Ông Lò Văn Biển Vận động viên Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Điện Biên - võ sinh Karate - HCV Seagame 32 tại Campuchia năm 2023.
Sinh ra và lớn lên từ một gia đình thuần nông tại xã Quài Nưa huyện Tuần Giáo, từ sớm, Lò Văn Biển đã có nhiều tố chất của một vận động viên thể thao chuyên nghiệp và được đưa về Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Điện Biên tham gia tập luyện. Trong quá trình rèn luyện, Lò Văn Biển khắc phục mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu thi đấu đạt thành tích cao mang vinh quang cho tỉnh nhà. Năm 2023, được triệu tập vào đội tuyển Karate Quốc gia và giành 01 Huy chương vàng nội dung đối kháng Kumite đồng đội nam lứa tuổi trên 18; 01 huy chương đồng Kumite nam hạng 75kg lứa tuổi trên 18 tại giải Vô địch Karate Đông Nam Á lần thứ X; 01 huy chương vàng nội dung đối kháng Kumite đồng đội nam Việt Nam tại Seagames 32 và đạt Kiện tướng quốc gia. Đây là vận động viên tiêu biểu xuất sắc của tỉnh nhà lần đầu tiên đạt Huy chương vàng tại giải đấu khu vực Đông Nam Á.
Ông Lò Văn Biển - Vận động viên, võ sinh Karate quê hương Tuần Giáo.
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên.
Được thành lập năm 1995, sau nhiều năm liên tục xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu, đến năm năm học 2012 - 2013 trường đã xây dựng và đưa vào thực hiện thành công chương trình giáo dục của nhà trường. Đến năm học 2020-2021 nhà trường đã có 3.900 học sinh vào các trường đại học trong và ngoài nước, 2.488 học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 242 học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia … Ghi nhận những thành tích đạt được, nhà trường liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc, được Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba (năm 2006, 2011, 2016); danh hiệu "Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới" năm học 2020 - 2021…
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.
Mô hình sản xuất kinh doanh giỏi Ông Lò Văn Pâng. Xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Phiêng Ban, không chịu khuất phục với cái đói, cái nghèo, năm 2004 anh quyết định thành lập Hợp tác xã sản xuất kinh doanh. Ban đầu vận động được 12 thành viên, các thành viên đóng góp được 5 ha đất và 200 triệu đồng tiền mặt. Hiện nay, gia đình anh đã đầu tư, quản lý, khai thác, sử dụng 5 ha cây cà phê; 50 ha cây dong riềng; 30ha cây macadamia; 5 ha cây ăn quả; 4 cơ sở chế biến miến dong; 4 trạm cân ô tô điện tử 100 tấn … Thu nhập hằng năm trên 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 100 lao động. Ông vinh dự được Trung ương Hội nông dân tặng danh hiệu: Nông dân xuất sắc toàn quốc (năm 2013), Nông dân Việt Nam xuất sắc 30 năm đổi mới (năm 2018); Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2015; Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên và Trung ương Hội nông dân Việt Nam tặng 5 Bằng khen.
Ông Lò Văn Pâng xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Giáo dục & Thương mại dịch vụ Hoa Ba.
Được thành lập từ năm 2004 với chức năng là kinh doanh thương mại hình thức siêu thị. Hiện nay, Công ty có tổng số công nhân viên 101 người, vốn điều lệ trên 40 tỷ đồng, hàng năm luôn thực hiện tốt phong trào thi đua "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", doanh thu đạt trên 100% kế hoạch đề ra, nộp ngân sách nhà nước trên 300 triệu đồng, lợi nhuận đạt 750 triệu đồng; tạo công ăn việc làm cho trên 100 lao động với thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/tháng. Công ty thường xuyên quan tâm đến công tác từ thiện, bình quân với số tiền trên 100 triệu đồng/năm. Năm 2018, 2021, Công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua và Bằng khen; UBND tỉnh tặng thưởng 10 Bằng khen, Cờ thi đua dẫn đầu phong trào thi đua Khối các Doanh nghiệp Thương mại và dịch vụ năm 2018…
Công ty TNHH Giáo dục & Thương mại dịch vụ Hoa Ba.
Lai Châu
thi đua làm theo lời Bác
Với tinh thần "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất", nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu không ngại hy sinh, gian khổ, hăng hái tham gia kháng chiến, thi đua lao động sản xuất, làm nên những thắng lợi vẻ vang trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Chỉ thị số 04/CT ngày 13/3/1964 của UBHC tỉnh Lai Châu về cuộc thi đua "Năng suất cao, hoa màu nhiều,
chăn nuôi giỏi, bảo vệ rừng và trồng rừng tốt" trong toàn tỉnh.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên..
Bác Hồ với Đoàn cán bộ tỉnh Lai Châu, tháng 3/1967.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Lai Châu.
Chỉ thị số 11 CT ngày 06/6/1979 của UBND tỉnh Lai Châu về tổ chức phong trào đồng khởi
thi đua xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công tác sản xuất, tiết kiệm và sẵn sàng chiến đấu
bảo vệ biên giới, thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 1979.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên..
"…đời sống của những người hưởng chính sách thương binh xã hội ở Lai Châu đều được ổn định trong đó 32% có mức sống khá, 55% mức sống trung bình, còn lại 13% đời sống còn có khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau song đều được tổ chức trợ giúp kịp thời…". Trích: Công văn số 308/CV ngày 13/8/1984 của UBND tỉnh Lai Châu về Bản thành tích công tác thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu (Sau giải phóng Điện Biên Phủ năm 1954 - 1984). Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên.
Công văn số 308/CV ngày 13/8/1984 của UBND tỉnh Lai Châu về thành tích công tác thương binh và xã
hội tỉnh Lai Châu sau giải phóng Điện Biên Phủ (1954 – 1984).
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên..
Hướng dẫn số 261/TĐ-KT ngày 02/7/1987 của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lai Châu về triển khai
thực hiện Chỉ thị của Trung ương và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát động đợt thi đua đặc biệt, lập
thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 10 vĩ đại (7/11/1917 - 7/11/1987).
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Điện Biên..
Ngày 01/01/2004, tỉnh Lai Châu được chia tách, thành lập, bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển trong điều kiện còn nhiều khó khăn thách thức. Được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lai Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng, kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện. Phát động thi đua số 474/UBND-TĐKT ngày 22/8/2006 của UBND tỉnh Lai Châu về thực hiện hoàn thành vượt mức các mục tiêu nhiệm vụ 5 năm (2006 - 2010) theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XI.
Nguồn: UBND tỉnh Lai Châu.
Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị dẫn đầu trong
phong trào thi đua tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ II năm 2005.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lai Châu.
Phát động thi đua số 225/UBND ngày 28/3/2008 của UBND tỉnh Lai Châu về lập thành tích chào mừng 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua
ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2008), phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch năm 2008.
Nguồn: UBND tỉnh Lai Châu.
Đồng Chí Lò Văn Giàng, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lai Châu trao Huân chương
Các hạng cho các tập thể, cá nhân tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ III năm 2010.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Đồng chí Đỗ Ngọc An, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu trao Cờ thi đua cho các tập thể dẫn đầu phong trào thi đua
yêu nước giai đoạn 2010-2015 tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2015.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Kế hoạch 1930/KH-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về tổ chức thực hiện Phong trào thi đua
"Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững" trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Kế hoạch số 2069/KH-UBND ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về tổ chức phong trào thi đua
"Doanh nghiệp Lai Châu hội nhập và phát triển" giai đoạn 2017 - 2020.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Công văn số 1377/UBND-TH ngày 17/7/2019 của UBND tỉnh Lai Châu về phát động thi đua cán bộ công
chức, viên chức tỉnh Lai Châu thi đua thực hiện văn hoá công sở.
Nguồn: UBND tỉnh Lai Châu.
Đồng chí Giàng Páo Mỷ, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lai Châu trao Cờ thi đua
của Chính phủ cho 4 tập thể tiêu biểu xuất sắc tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V năm 2020.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu.
Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về Phát động Phong trào thi đua đặc biệt
"Lai Châu đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19".
Nguồn: UBND tỉnh Lai Châu.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân
các dân tộc tỉnh Lai Châu vì đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp
cách mạng của Đảng và của dân tộc, năm 2009.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Nhân dân và cán bộ
tỉnh Lai Châu vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, năm 2014.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Nhân dân và cán bộ
tỉnh Lai Châu vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng
nông thôn mới", góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, năm 2015.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Nhân dân và cán bộ
tỉnh Lai Châu vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La trên địa
bàn tỉnh Lai Châu từ năm 2011 đến năm 2015 góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu năm 2019.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân tỉnh Lai Châu vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người
nghèo - Không có ai bị bỏ lại phía sau" năm 2020.
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Bà Hoàng Thị Nhâm Người Cựu chiến binh gương mẫu.
Sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình, nhưng cả cuộc đời cựu chiến
binh Hoàng Thị Nhâm lại gắn bó với vùng đất Tây Bắc.
Từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ những năm tháng trong quân ngũ,
công tác tại Quân chủng Phòng không - Không quân đã rèn luyện nên một
nữ Anh hùng Lao động như ngày hôm nay. Chị đã xây dựng nên Công ty
TNHH MTV Hoàng Nhâm không chỉ đóng góp cho sự phát triển của quê
hương, tham gia các phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa"
, sẻ chia đối với những cựu chiến binh nghèo, khó khăn trên địa bàn, từ năm 2014 đến năm 2018,
Công ty TNHH MTV Hoàng Nhâm đã ủng hộ các chương trình an sinh xã hội
với số tiền lên đến trên 2 tỉ đồng.
Với những đóng góp của mình, năm 2018, nữ cựu chiến binh Hoàng Thị Nhâm vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh
hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Bà Hoàng Thị Nhâm đón nhận Danh hiệu Anh hùng lao động của Chủ tịch nước.
Trung tá Nguyễn Mỹ Đồng Người chiến sĩ "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ".
Công tác trong lực lượng CAND được 20 năm, có tới 13 năm công tác trong
lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy. Với tinh thần "Vì nước quên
thân, vì dân phục vụ", đồng chí đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không
quản ngại khó khăn, nguyhiểm, không khoan nhượng với tội phạm. Đồng chí đã
cùng với đồng đội của mình phá được hàng trăm vụ án, chuyên án lớn, bắt hàng
trăm đối tượng phạm tội về ma túy, góp phần ổn định tình hình, đảm bảo an ninh
trật tự trên địa bàn toàn tỉnh.
Với những chiến công xuất
sắc đồng chí vinh dự là đại biểu
tài năng trẻ Việt Nam năm 2015,
được tặng Giải thưởng Công an
tiêu biểu và được tặng danh hiệu
Chiến sỹ thi đua toàn lực lượng
năm 2017, 2020; được Chủ tịch
nước tặng thưởng Huân chương
chiến công hạng Ba; là điển hình
tiêu biểu của tỉnh dự Đại hội thi
đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020.
Trung tá Nguyễn Mỹ Đồng cùng đồng đội truy bắt tội phạm ma túy.
Ông Voòng Cá Lành Gương điển hình Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Tích cực tham gia thi đua xây dựng nông thôn mới, năm 2009, ông thành
lập Hợp tác xã Voòng Dính gồm 9 thành viên với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Hợp tác xã
đang nhận bảo vệ trên 170ha rừng phòng hộ của thị trấn Phong Thổ và duy trì 5
vườn ươm, trung bình sản xuất từ 10 - 20 vạn cây giống/năm theo hình thức
gieo hạt, ghép và giâm cành.
Để đảm bảo đầu ra cho cây giống, ông ứng dụng công nghệ thông tin,
giới thiệu, quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội, nhờ đó phạm vi cung ứng
ngày càng mở rộng. HTX tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức
lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng; từ 10-20 lao động thời vụ...
Từ năm 2015 đến nay, ông Lành được các cấp, ngành, địa phương tôn
vinh, trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen do có thành tích trong sản xuất,
kinh doanh. Ông là đại biểu được lựa chọn tham dự Hội nghị biểu dương điển
hình tiên tiến toàn quốc năm 2023.
Ông Voòng Cá Lành hướng dẫn công nhân chăm sóc cây giống mắc ca.
Bản Sin Suối Hồ phát triển xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch cộng đồng.
Từ một bản nghèo, sau gần 20 năm, nhờ phát triển xây dựng
nông thôn mới gắn với du lịch cộng đồng, hiện nay nguồn thu nhập
của các hộ gia đình bản Sin Suối Hồ đều tăng từ việc làm du lịch và
bán các sản vật của địa phương. So với các điểm phát triển du lịch
khác, mô hình ở Sin Suối Hồ có nhiều điểm mới như dân làm - dân
hưởng; du lịch gắn liền với tạo sinh kế nông nghiệp cho người dân;
mô hình du lịch đậm chất văn hóa và thấm đượm bản sắc dân tộc.
Trung bình mỗi hộ dân ở đây thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/năm nhờ
trồng lan. Những hộ vừa làm dịch vụ homestay vừa trồng địa lan còn
thu tới 200 - 300 triệu đồng/năm.
Đến nay Sin Suối Hồ đã đạt được nhiều danh hiệu danh giá
trong nước và quốc tế như: Điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu Việt Nam
năm 2019; giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN lần thứ 3 trong
khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á - ATF 2023. Hiện nay, Sin
Suối Hồ đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và các điều kiện để tham gia
bình chọn là "Làng du lịch tốt nhất thế giới" do Tổ chức Du lịch thế
giới (UNWTO) tổ chức…
Homestay tại bản Sin Suối Hồ được làm cổng chào theo phong cách riêng (Nguồn: Bảo Thắng).
Ông Đỗ Văn Tuấn Người Bí thư huyện đoàn năng động làm kinh tế giỏi.
Ông Đỗ Văn Tuấn đã tích cực nghiên cứu, xây dựng nhiều mô hình kinh tế
với các giống cây trồng, vật nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao như trồng
nho Hạ đen, trồng dâu tây Vietgap, dưa hấu ruột vàng,… đồng thời hỗ trợ, vận
động, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều đoàn viên, hộ dân trên địa bàn, góp phần
nâng cao thu nhập cho đoàn viên, nhân dân.
Với những thành tích đó ông đạt Danh hiệu thanh niên tiên tiến của Trung
ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2020 và nhiều Bằng
khen, Giấy khen của các cấp. Năm 2023 ông được tặng Bằng khen của Chủ tịch
UBND tỉnh Điện Biên do đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua
của Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc năm 2022 và là 1
trong 5 điển hình được đi dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc.
Ông Đỗ Văn Tuấn phối hợp thực hiện mô hình Nho Hạ đen theo hướng công nghệ cao tại bản Đán Đăm xã Hua Nà.
Hà Giang
thi đua làm theo lời Bác
Hà Giang là một tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa chính trị trọng yếu, là "phên dậu" của Tổ quốc với đường biên giới quốc gia dài 277,52km. Hà Giang hiện là nơi cư trú của 19 dân tộc anh em. Với truyền thống đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất, Nhân dân Hà Giang từng ngày lập nên những kỳ tích mới trong các phong trào thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Giang chụp ảnh với Bác Hồ sáng ngày 27/3/1961 tại khu vực Cầu Mè, thị xã Hà Giang.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hà Giang.
Thanh niên xung phong mở đường Hạnh Phúc trên đỉnh Mã Pì Lèng năm 1963.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hà Giang.
Thanh niên xung phong treo mình trên vách đá mở đường Hạnh Phúc qua đỉnh Mã Pì Lèng năm 1964 -1965.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hà Giang.
"…Xưởng chè Cao Bồ, Công ty Chè cấp I được tặng Cờ và kèm theo tiền thưởng là 250đ; Phòng Bưu điện huyện Quản Bạ, Ty Bưu điện truyền thanh được tặng Cờ và kèm theo tiền thưởng là 200đ …". Trích: Quyết định số 602/QĐ ngày 08/6/1967 của Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang về tặng cờ tổng kết thi đua năm 1966. Nguồn: Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Hà Giang.
Công văn số 607/TC ngày 16/5/1966 của Ủy ban
hành chính tỉnh Hà Giang về báo cáo danh
sách đại biểu đi dự Đại hội thi đua 1966.
Nguồn: Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Hà Giang.
"… Tặng Cờ thi đua khá nhất trong chiến dịch lâm nghiệp thu đông năm 1966 của UBHC tỉnh cho hai đơn vị: Xã Xuân Giang, huyện Bắc Quang và Hợp tác xã Viết Thắng xã Việt Lâm huyện Bắc Quang". Trích: Quyết định số 239/QĐ ngày 08/3/1967 của Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang về tặng cờ đơn vị thi đua khá nhất trong chiến dịch lâm nghiệp thu đông năm 1966. Nguồn: Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Hà Giang.
Quyết định số 845/QĐ ngày 14/9/1968 của
Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang về
thưởng cờ tổng kết và công nhận danh
hiệu thi đua năm 1967.
Nguồn: Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Hà Giang.
Công điện số 258 ngày 25/11/1969 của Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang
thông báo thời gian tổ chức Đại hội thi đua 4 năm chống Mỹ cứu nước.
Nguồn: Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Hà Giang.
"…Vụ sản xuất đông xuân 1974- 1975 có vị trí hết sức quan trọng, vụ Đông Xuân thắng lợi là điều kiện cơ bản để hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch cả năm …". Trích: Chỉ thị số 05/CT-UB ngày 24/01/1975 của Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang về đẩy mạnh phong trào Thi đua yêu nước; lao động sản xuất, tiết kiệm trong vụ sản xuất Đông Xuân năm 1974-1975. Nguồn: Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Hà Giang.
Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2010.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Giang.
Đồng chí Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo tỉnh Hà Giang tại Đại hội Thi đua yêu
nước tỉnh Hà Giang lần thứ V năm 2015.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Giang.
Đoàn kiểm tra Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh,
Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua Khen thưởng
Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Hà Giang, năm 2016.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang.
Đồng chí Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba của Chủ tịch nước cho các cá nhân tại Đại hội Thi đua
Yêu nước tỉnh Hà Giang lần thứ VI (2020-2025), năm 2020.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Giang.
Chương trình số 261/CTr-UBND ngày 19/10/2021 của UBND tỉnh Hà Giang phát động phong trào "Thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất
lượng công vụ tỉnh Hà Giang", giai đoạn 2021 - 2025.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Giang.
Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 18/3/2022 của UBND tỉnh Hà Giang phát động phong trào thi đua thực hiện Chương trình chuyển đổi số tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Giang.
Đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào
thi đua "Lao động giỏi" giai đoạn 2017 - 2022.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Giang.
Đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước và đồng chí Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy
Hà Giang tặng bằng khen cho các cá nhân, tập thể có đóng góp lớn cho chương trình hỗ trợ xây
dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở giai đoạn
2019 - 2022, năm 2022.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Giang.
Đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Chúng Thị Chiên,
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể tiêu biểu trong phong trào thi đua
"Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2023.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Giang.
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng Đảng, Nhà nước trao tặng.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội gắn Huân chương Độc lập hạng Ba
trao tặng tỉnh Hà Giang, năm 2011.
Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế
Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, năm 2016.
Nguồn: Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
Công ty TNHH - Tổng Công ty Gia Long
điểm sáng vùng cao biên giới Hà Giang.
Được thành lập năm 2000, là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, hằng năm Công ty cung ứng trên hàng trăm tấn hàng hóa phục vụ cho nhân dân, đã bao tiêu cho nông dân bình quân được 5.000 tấn dong riềng/năm để chế biến miến. Nhờ đó, đã giúp trên 2.000 hộ nông dân có thêm thu nhập nâng cao đời sống cho bà con, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Ghi nhận những thành tích đạt được, Công ty đã được các cấp ghi nhận và tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen và Giải thưởng của các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh Hà Giang. Năm 2016 Công ty đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Công ty TNHH - Tổng Công ty Gia Long.
Ông Sùng Diu Sì
Điển hình trong phong trào thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ông Sùng Diu Sì, thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc huyện Bắc Quang từng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Để thoát khỏi đói nghèo, ông đã mạnh dạn vay vốn, thay đổi cách làm ăn từ độc canh cây lúa, vườn rừng sang trồng cây ăn quả, hình thành mô hình trang trại từ năm 2003. Từ chỗ chỉ đủ trang trải một phần, nay gia đình ông đã có trang trại với tổng diện tích 7ha, thu nhập sau khi trừ chi phí ước đạt khoảng 900 triệu đồng/năm. Ông đã tạo việc làm ổn định cho 04 lao động, thời điểm vụ mùa cho 30 lao động và còn giúp đỡ trên 20 hộ với hơn 1000 cành giống, cây giống và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Nhiều năm ông được tặng danh hiệu "Hộ nông dân kinh doanh, sản xuất giỏi" cấp tỉnh, cấp Trung ương, được UBND tỉnh tặng 06 Bằng khen. Năm 2020 là đại biểu tiêu biểu của tỉnh tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Ông Sùng Diu Sì - Điển hình trong phong trào thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ông Sình Dỉ Gai
Trưởng thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn điển
hình trong phong trào thi đua "xoá đói giảm nghèo" gắn với phát
triển du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang.
Ông là người đầu tiên mang ánh sáng của Nghị quyết 11 về với bà con, tích cực vận động nhân dân tham gia thành lập Chi hội nông dân nghề nghiệp Homestay với 23 thành viên tham gia, hoạt động trên lĩnh vực liên kết làm dịch vụ phục vụ du khách trong và ngoài nước đến thăm quan Đồng Văn. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của gia đình và các thành viên trong mô hình không ngừng được cải thiện. Thu nhập bình quân của gia đình đạt 300.000.000đ/năm. Ông đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 03 lao động với mức lương 5 triệuđ/tháng, giúp đỡ 04 hộ trong thôn làm du lịch mô hình Homestay đồng thời tuyên truyền vận động bà con bản giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ các hủ tục lạc hậu. Ông được UBND tỉnh tặng thưởng 03 Bằng khen (năm 2021, 2022), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" (năm 2022) và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen (năm 2023).
Ông Sình Dỉ Gai , Trưởng thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.
Bà Mua Thị Và
Người Trưởng thôn uy tín tiêu biểu vùng biên.
Sinh năm 1989 tại thị trấn Mèo Vạc, được sự tín nhiệm của bà con và chính quyền, bà Mua Thị Và được bầu làm trưởng thôn từ năm 2015 và được bầu là người có uy tín từ năm 2018 đến nay. Bà luôn nỗ lực cố gắng khắc phục mọi khó khăn, tích cực vận động gia đình, dòng họ và người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong việc phát triển kinh tế gia đình cùng chung tay thoát nghèo, bà đã tuyên truyền thực hiện thành công 02 mô hình: Nuôi bò vỗ béo với 21 hộ; nuôi lợn thương phẩm 21 hộ. Cùng với đó, việc duy trì tốt Tổ tự quản của thôn gắn với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh đường biên giới dài 3.913 mét, bà thường xuyên cung cấp cho đồn Biên phòng Xín Cái nhiều nguồn tin có giá trị; hòa giải, giải quyết được nhiều vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ thôn. Năm 2017, bà được Bộ Công an tặng thưởng Bằng khen; Chủ tịch UBND tỉnh tặng 01 Bằng khen. Năm 2023, bà là điển hình tiêu biểu xuất sắc nhất của tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Bà Mua Thị Và - Người Trưởng thôn uy tín tiêu biểu vùng biên.
Nhà giáo Ưu tú Vũ Thị Ý
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Xín Cái, huyện Mèo Vạc
điển hình trong phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt".
Sinh ra và lớn lên tại xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên. Tham gia giảng dạy từ năm 1990, với 33 năm công tác, cô Vũ Thị Ý đã có đến 13 năm công tác tại các xã vùng khó khăn của huyện Mèo Vạc. Trong quá trình giảng dạy, cô luôn nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với nghề; chủ động, sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh; có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác. Cô có nhiều sáng kiến được ứng dụng vào thực tế giảng dạy. Từ năm 2003 đến nay cô liên tục đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp, giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và được tặng nhiều Bằng khen và giấy khen. Năm 2018 cô được Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang tặng Huy hiệu vì sự nghiệp phát triển tỉnh Hà Giang. Năm 2021, cô được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".
Nhà giáo Ưu tú Vũ Thị Ý, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Xín Cái.
Lào Cai
thi đua làm theo lời Bác
Trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai luôn phát huy truyền thống yêu nước, dựng xây và bảo vệ vững chắc vùng đất biên cương phía Bắc của Tổ quốc, xây dựng Lào Cai ngày càng giàu đẹp và phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.
Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm với phụ nữ, thiếu niên các dân tộc Lào Cai nhân dịp Người lên thăm Lào Cai, ngày 24/9/1958.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai.
Công văn số 89 TĐ ngày 20/1/1959 của UBHC
tỉnh Lào Cai về việc khen thưởng thành tích thi
đua phòng, chống hạn phục vụ sản xuất vụ
Đông - Xuân.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lào Cai.
"…Tiến nhanh vượt mức kế hoạch, toàn diện, vững chắc, vươn lên hàng đầu…". Trích: Chỉ thị số 6/TĐ ngày 17/3/1960 của UBHC tỉnh Lào Cai về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động thi đua yêu nước và phát động đợt thi đua lấy thành tích chào mừng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 15 tuổi. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lào Cai.
Chỉ thị số 2/TĐ ngày 20/1/1961 của UBHC tỉnh Lào Cai về việc tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 1960.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lào Cai.
Chỉ thị số 63/TĐ ngày 9/12/1963 của UBHC tỉnh Lào Cai về việc tổng kết phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp
năm 1963.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lào Cai.
Kế hoạch số 436 KHUB của UBHC tỉnh Lào Cai về việc phát động thi đua Chiến dịch
"Đẩy mạnh 3 tháng thi đua nước rút, quyết tâm hoàn thành kế hoạch thủy lợi
hai năm (1967 - 1968) lập công dâng Bác".
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lào Cai.
Quyết định số 273/TĐ ngày 20/11/1970 của UBHC tỉnh Lào Cai về
tiêu chuẩn khen thưởng thi đua sản xuất nông nghiệp vụ
Đông Xuân năm 1970 - 1971.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lào Cai.
Công văn số 234/CV.UB ngày 16/4/1997 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phát động
phong trào thi đua phát triển giao thông nông thôn.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lào Cai.
"… Khai thác tiềm năng, phát huy nội lực của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi đơn vị, địa phương để đưa tỉnh Lào Cai tiến nhanh, vững chắc cùng cả nước trong sự nghiệp Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước…". Trích: Công văn số 187/CV.UB ngày 18/3/1999 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phát động phong trào thi đua xây dựng quê hương Lào Cai giàu đẹp. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lào Cai.
Công văn số 187/CV.UB ngày 18/3/1999 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phát động phong trào thi đua
xây dựng quê hương Lào Cai giàu đẹp.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lào Cai.
Giao lưu các điển hình tiên tiến tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai.
Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2015.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai.
"… Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị của tỉnh Lào Cai gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương…". Trích: Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 10/10/2019 của UBND tỉnh Lào Cai Triển khai phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2019 - 2025. Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai.
Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 10/10/2019 của UBND tỉnh Lào Cai
Triển khai phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện
văn hóa công sở" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2019 - 2025.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai.
Các cá nhân điển hình tiên tiến đón nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai do đã có thành tích trong phong trào
Thi đua "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" giai đoạn 2015 - 2020.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai.
Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lào Cai lần thứ V, năm 2020.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai.
Các tập thể, cá nhân nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tại Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lên thăm
tỉnh Lào Cai năm 2023.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho tỉnh Lào Cai,
năm 2005.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Nhân dân và cán bộ tỉnh
Lào Cai vì đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách
mạng của Đảng và của dân tộc, năm 2007.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Nhân dân và cán bộ tỉnh
Lào Cai vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc, năm 2011.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Nhân dân và cán bộ
tỉnh Lào Cai vì đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua phát triển giao thông nông thôn
- miền núi từ năm 2001 đến năm 2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc, năm 2012.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Nhân dân và cán bộ
tỉnh Lào Cai vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2011 đến năm 2015, góp phần vào
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc năm 2016.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lào Cai.
Tỉnh Lào Cai đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhân kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh, năm 2017.
Nguồn: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Nhân dân và cán bộ
tỉnh Lào Cai vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng
nông thôn mới "giai đoạn 2016 - 2020, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc năm 2019.
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lào Cai.
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen cho tỉnh Lào Cai vì đã có thành tích trong công tác năm: 2015, 2016, 2018, 2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyễn Thị Hồng Minh - Người giáo viên tâm huyết.
Với phương châm, dạy những gì học sinh cần, chứ không phải là những gì mình có, cô luôn trăn trở để tìm ra những cách thức bài giảng hiệu quả, cô tự cải tạo phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giúp cho bài giảng được minh họa rõ nét hơn, tạo hiệu quả cao hơn. Nhiều năm liền cô giáo Minh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, riêng từ năm 2012 đến năm 2020 đã bồi dưỡng được 14 em học sinh xuất sắc đạt giải thi môn Lịch sử cấp huyện, cấp tỉnh. Năm 2016 cô được huyện Bảo Thắng bình chọn là một trong 20 tấm gương điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cô là tấm gương về người giáo viên năng động, tâm huyết, nỗ lực với công việc, vẹn toàn với gia đình, là hình ảnh đẹp, nhân lên sự cao quý của nghề giáo viên ở huyện nhà...
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Minh bồi dưỡng môn Lịch sử cho học sinh (Nguồn ảnh: Cổng Thông tin điện tử huyện Bảo Thắng).
Ông Phạm Hải Đường, cựu chiến binh, phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Ông Phạm Hải Đường sinh năm 1952. Năm 1969, ông đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ vào miền Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khi chưa tròn 17 tuổi và trong trận chiến đấu ở khu vực Hoài Ân, Bình Định, ông đã bị nhiễm chất độc da cam. Cuối năm 1976, ông được xuất ngũ trở về quê ở Hải Phòng, mang theo hậu quả là cơ thể bị nhiễm chất độc hóa học, sau đó lên mảnh đất Sa Pa lập nghiệp. Ông Đường được bầu làm Trưởng Ban bảo vệ dân phố, ngoài ra ông còn tham gia phụ trách Đội Trật tự đô thị của phường Hàm Rồng. Dù ở cương vị nào ông Đường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ông luôn tâm niệm không thể ngồi yên khi còn sức và phải làm công việc gì đó vừa có ích cho xã hội, vừa có niềm vui trong cuộc đời. Với những thành tích đạt được ông đã được tặng Huân, Huy chương kháng chiến và nhiều Giấy khen.
Ông Phạm Hải Đường, người cựu chiến binh nhiệt tình, trách nhiệm.
Thượng úy Đinh Văn Điệp - Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai.
Với tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, Thượng úy Đinh Văn Điệp đã đạt nhiều thành tích tiêu biểu, là tấm gương điển hình trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Là một cán bộ đoàn mẫu mực, có cách làm sáng tạo để thu hút, tập hợp đoàn viên và xây dựng phong trào đoàn của đơn vị, góp phần cùng đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đồng chí là điển hình tiên tiến, là hạt nhân nòng cốt, có đóng góp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng và phong trào thanh niên trong quân đội. Góp phần thúc đẩy hoạt động đoàn và phong trào thanh niên trong toàn quân, đồng chí đã được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tuyên dương, vinh danh 10 "Gương mặt trẻ tiêu biểu Bộ đội Biên phòng" và 9 "Gương mặt trẻ triển vọng Bộ đội Biên phòng" năm 2020. Đồng chí liên tục đạt danh hiệu "Chiến sĩ tiên tiến" và được tặng Bằng khen…
Thượng úy Đinh Văn Điệp - Chiến sĩ biên phòng tiên tiến.
Đỗ Tiến Sỹ - Người thầy thuốc ưu tú.
Kể từ ngày đặt chân lên mảnh đất Lào Cai năm 2010, ông Sỹ đã góp phần giúp người dân địa phương trồng và duy trì gần 100 ha cây dược liệu, phần lớn là atiso, từng bước vươn lên thoát nghèo. Sản lượng thu hoạch atiso cũng tăng từ 100 tấn lá tươi lên 2.500 tấn mỗi năm. Diện tích vùng trồng từ 3ha ban đầu tăng lên gần 100ha, với gần 200 hộ tham gia vùng trồng. Việc trồng dược liệu atiso đã góp phần đánh thức tiềm năng của vùng đất, đồng thời đem theo nhiều cơ hội khác, làm phong phú đời sống bà con nơi đây cũng như đóng góp vào công cuộc phát triển của địa phương. Ông đã 03 lần được Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen và được tặng "Huy hiệu vì sự nghiệp xây dựng và Phát triển tỉnh Lào Cai"…
Dược sĩ Đỗ Tiến Sỹ hướng dẫn người dân thu hoạch hoa, củ cây atiso.
Bà Đặng Thị Dẩn – Người trưởng thôn gương mẫu.
Từ một dải đất hoang, chỉ sau 20 năm thôn Nậm Sò, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đã trở thành khu phố nhỏ giữa lòng thung lũng. Từ một thôn với 100% hộ nghèo, nay đã vươn lên trở thành "điểm sáng" trong phát triển kinh tế với tỷ lệ hộ khá giàu đạt gần 80%. Có được sự đổi thay kỳ diệu đó, có công đóng góp không nhỏ của bà Đặng Thị Dẩn. Bà đã cùng bà con trong thôn tiên phong ra biên giới giữ làng, giữ nước, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào do địa phương phát động, góp phần làm "thay da, đổi thịt" vùng đất khó Nậm Sò. Với những thành tích đạt được bà đã 03 lần được Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen.
Nữ Trưởng thôn Đặng Thị Dẩn (ngoài cùng bên trái).